Saturday, June 13, 2009

AKG K121Studio sẽ ra mắt tháng 7





AKG vừa giới thiệu tại thị trường Nhật tai nghe dòng Studio mã hiệu K121Studio.

Là tai nghe dòng reference dùng cho công tác kiểm tra âm thanh trong phòng thu tai nghe được thiết kế theo loại semi open. Cùng với cách phối màu chung của dòng Studio, tai nghe K121 cũng được bọc lớp kim loại màu vàng nổi bật lên với vành tai nhựa đen. Vẫn theo phong cách khung đôi giữ lấy bản thân tai nghe và giúp cho bộ vành đai trên đầu có thể di chuyển tự do. AKG luôn làm hài lòng ngươi dùng với khả năng kín và chắc chắn trên tai của những sản phẩm của mình.

Loa trong dùng bộ XXL transducer giảm thiểu nhiễu và méo tiếng nhưng vẫn duy trì khả năng thể hiện âm thanh một cách năng động và chi tiết. Tai nghe có tần số đáp ứng là 18Hz ~ 22.5kHz, độ nhạy 88dB SPL / MW (1kHz), công suất đỉnh đầu vào là 200mW, và 55Ω. Với trở kháng này, chắc chắn AKG muốn nhắm tới hệ thống phát mạnh mẽ của phòng thu hay chí ít cũng là của nguồn máy phát qua amp.

Dây tai nghe được chuyển sang một bên và không có khả năng chuyển bên. Tuy nhiên với AKG, dây dẫn luôn được chú trọng, trong trường hợp này là dây OFC 99% có đầu nối mạ vàng. Tất nhiên bạn cũng sẽ có đầu chuyển 3.5 - 6mm.

Sản phầm có giá tham khảo 10,000 yên, sẽ có mặt tại Nhật ngày 1 tháng 7.

Thông tin thêm xem tại đây

Ultrasone Zino



Ultrasone chắc chắn luôn nhận ra những ảnh hưởng của khung hoảng kinh tế và tất nhiên với khả năng của hãng sản xuất việc điều chỉnh là điều tất yếu. Nhận thấy giá thành cao của tai nghe làm giàm lòng mong muốn của người dùng iPod, Ultrasone cho ra dòng tai nghe giá phải chăng theo bộ của ican với tên gọi mới Zino.



Với giá thành $130, bạn không thể nói đây là giá cho dòng tai nghe giá rẻ. Tuy nhiên nếu nhìn vào những công nghệ đã được Ultrasone dùng cho các tai nghe đắt tiền hơn được đưa vào chiếc tai nghe này bạn cũng phải bằng lòng giá đã có giảm.

Có tần số đáp ứng từ 15-25kHz, trở kháng 35 ohms, độ nhạy 101dB, loa trong 40mm, tai nghe Zino được bổ trợ bởi công nghệ âm thanh vòm ảo S-Logic và bộ sheild giảm áp lực âm thanh 40% so với tai nghe truyền thống.

Bạn có thể mua tai nghe theo kên phân phối của Amazon
Thông tin tại Zino Ultrasone.

Sony MDR-HC600D

Sony Nhật Bản vừa giới thiệu tai nghe chống ồn tích cực MDR-HC600D và thông báo ngày tai nghe này được bán ra thị trường là 21 tháng 6.



Được biết, tai nghe HC600D là phiên bản nâng cấp của HC500D được ra mắt tháng 4 năm ngoái. Giá hoàn toàn không thay đổi cho phiên bản này khi HC600D được đưa ra.

So với HC500, HC600 có tính chất lượng âm thanh không đổi gì nhiều. Để phân biệt cho sự nâng cấp này người thiết kế đã thay lại màu của decal dán ngoài từ bạc thành vàng và sử lại đôi chút ở chất liệu sơn phủ ngoài hộp loa, một màu đen piano rất đẹp. Và chúng ta có thể thấy màu đen này cực hợp với màu vàng óng ả, công thức không bao giờ lỗi thời của các sản phẩm cao cấp của Sony.



Ngoài ra so với HC500, HC600 được thiết kế lại hộp đựng tai nghe, cho chiếc hợp này có hình dáng tròn trịa và cân đối hơn. Ngoài ra, hộp đựng cũng được làm mỏng đi, tăng khả năng di động.



Chúng ta có trong tay HC600 với tính năng của người tiền nhiệm. Gồm bộ xử lý tín hiệu nhiễu ngoài và chống ồn kỹ thuật số sử dụng chip DNC. Với cơ cấu chống ồn tích cực, tai nghe được bố trị mirco cực nhạy sẽ tiếp nhận và giúp tai nghe phát lại tần số âm triệt tiêu của tiếng ồn đưa đến tai nghe. Điều này tạo ra môi trường giảm âm, và theo Sony là hiệu quả đến 99%. Ngoài ra, tai nghe cũng được chú trọng thiết kế các bộ lọc kỹ thuật số xử lý các tín hiệu nhiễu phức tạp đảm bảo môi trường âm thanh phát ra trong tai nghe gần với âm nguồn nhất. Người dùng có thể chọn lựa các bộ lọc ồn tích cực theo chế độ định sẵn của máy bay, tàu hỏa, xe cộ.



Tai nghe còn có bộ điều biến chỉnh khả năng lọc ồn tự động thông minh và tất nhiên là có nút cho bạn không bật tính năng lọc ồn để trong trường hợp bạn vẫn muốn có được khả năng nghe ngóng chuyện bên ngoài.

Thông số kỹ thuật:
Type: Over the ear. Dynamic, Active noice canceling
Độ nhạy: 102dB/mW
Tần số đáp ứng: 5hZ ~ 24kHz
Trở kháng: 40ohms
Công suất đỉnh: 100mW
Pin: Rechargeable lithium-ion, life time 15h hoặc 2 pin AA
Dây: 50cm và 1.5m
Nặng: 255gram không kể dây
Phụ kiện: Nguồn AC adapter, giắc cắm máy bay, hộp đựng mềm và tài liệu hướng dẫn sử dụng.

Tai nghe được bán với giá tham khảo là Y49,350

Thông tin thêm xem tại Sony Japan

Sennheiser HD800 và sản xuất



Đã có quá nhiều thông tin bạn có thể tìm về chiếc tai nghe hàng đầu của Sennheiser và câu chuyện ngày hôm nay cũng không nằm ngoài những gì bạn đã biết. Cũng chẳng phải là lôi lại chuyện đã rồi khi có khà nhiều review chê có khen có trong công đồng người yêu thích tai nghe đối với Sennheiser HD800.

Tại sao lại là tai nghe cao cấp?
Tai nghe cao cấp nhất mà Sennheiser từng cho ra thị trường trong năm 1991 có giá ban đầu là £10,000, một tai nghe electrostatic mang tên Orpheurs đi cùng một bộ amp riêng của tai nghe. Từ đấy đến nay cũng ngót nghét gần hai thập kỷ và trên 10 năm làm vương làm tướng của HD650 với giá khá mềm, chỉ có £250 hay hơn 5 triệu chút chút. Thật ra giá này không còn nằm trong loạt headphone cao cấp nữa so với sản phẩm của nhưng hãng sản xuất tai nghe khác. Vòng phát triển luôn thôi thúc Sennheiser và các kỹ sư tạo ra một tai nghe thật sự đáng giá.

HD800 đã được đưa vào thiết kế trong nhiều năm. Với Sennheiser HD800 được thiết kế hoàn toàn từ đầu. Trong chiếc tai nghe HD800 mà bạn thấy hiện nay nắm trọn một lượng bằng sáng chế và bản quyền khá lớn của Sennheiser nhằm tạo ra đứa con hoàn toàn mới, một tai nghe cao cấp hiện đại.

Ví dụ màng loa 56mm hiện tai của HD800 được xem là màng loa lớn nhất trong thời gian này cho tai nghe dynamic. Màn loa này thể hiện âm thanh trong trẻo đến mức kinh ngạc và tinh tế đặc biệt. Để đạt được điều này, Sennheiser đã đưa vào vòng xuyến tạo rung động và bản thân màng loa hình xoắn thay vì hoàn toàn phẳng giúp cho tai nghe loại trừ phần lớn khả năng bị méo tiếng khi tái tạo âm thanh. Chỉ số méo tiếng được đưa ra cực tốt với 0.02% tại 1kHz trên 100dB.

Bạn có thể nhìn qua hình minh họa để thấy cấu tạo trong của màng loa và vòng xuyến tạo từ trường.



Headphone làm việc như loa
Một điểm mà Sennheiser tính toán đến là cách chụp ngoài của tai nghe được đặt vừa vặn ngoài tai của người nghe và hướng âm vào ống tai. HD800 có được góc xoay nhỏ so với các thiết kế trước đây tạo thành một tam giác kín, khả năng này giống như cách tìm sweet pot trong giàn loa lớn. Với thiết kế này, tai nghe có khả năng tái tạo được âm thanh một cách tự nhiên hơn và với môi trường kín của tai nghe, những gì mà HD800 mang lại vượt trội hơn hẳn môi trường mở của loa dân dụng.



HD800 được sản xuất như thế nào?
Tất cả các tai nghe HD800 được sản xuất bằng tay tại xưởng sản xuất của Sennheiser đặt tại Hanover. Theo lý thuyết họ có thể sản xuất được 5000 tai nghe trên 1 năm. Tuy nhiên sản lượng sẽ được điều chỉnh tùy theo nhu cầu của thị trường.



Nếu tất cả các bộ phận đã sẵn sàng, thời gian lắp ráp một tai nghe khoảng 45 phút trên dây truyền lắp ráp của thợ lành nghề. Sau khi thực hiện lắp ráp tất cả các tai nghe HD800 đều sẽ được đưa sang khâu kiểm tra theo tiêu chuẩn của Senn.



Lõi của loa trong được gắn kết từ vòng của dây dẫn tại vành trong của màng loa. Lõi này có khả năng chịu tải lớn hơn nhưng tai nghe khác mà Sennheiser thiết kế. Đơn cử của HD650 chỉ trong khoảng từ 1-2W thì của HD800 là 4W.





Những kỹ sư của Sennheiser được phép làm việc với thời gian biểu thoải mái. Tuy nhiên bạn cũng nên biết rằng 80% trong số họ bắt đầu ngày làm việc ngay từ 5 giờ sáng, một điều khó tưởng. Những sản phẩm đầu tiên của lõi loa được kiểm tra kỹ càng trước khi đưa sang các bước tiếp theo.



Kiểm tra thật kỹ trong lòng của màng loa.



Khi phần thân chính của HD800 được ráp lại, công nhân sử dụng găng tay đặc biệt để cầm các bộ phận khi thực hiện lắp ráp. Với những thiết bị chuyên biệt, dần dần chiếc tai nghe được thành hình. Bạn cũng có thể thấy trong cấu trúc của HD800 không có bộ phận bọc ngoài sau cùi loa. Giải thích cho điều này Sennheiser tin rằng gia giảm tối đa các bộ phận của tai nghe giúp cho tai nghe loại trừ được khả năng rung động trong quá trình sử dụng và tất nhiên làm tăng chất lượng của chiếc tai nghe. Khi thấy điều nay, chúng ta liên tưởng đến cơ cấu Unibody của MacBook hay của iPod sắp tới.



Quá trình lắp lưới ngoài cùng đang được thực hiện khi cùi loa và màng loa đã được ghép lại.



Hình ảnh của các khối loa ngoài đã được lắp xong đang đợi trên dây chuyền cho bước gắn vành chụp đầu.



Với vành chụp đầu, HD800 được thiết kề bằng kim loại nhiều lớp kết hợp với nhựa chất lượng cao, một thiết kế chú trọng đến việc giảm rung động cho toàn bộ kết cấu tai nghe. Trên mỗi vành chụp qua đầu này bạn sẽ thấy Sennheiser đánh số riêng cho từng tai nghe. Giáo sư Jorg Sennheiser (CEO) đang nắm giữ chiếc tai nghe có mã số 00001.



Sau khi đã được lắp tai nghe vào vành chụp đầu tai nghe bắt đầu được gắn dây tín hiệu. Sennheiser không sản xuất dây riêng cho mình, với tai nghe HD800, Senn dùng day của một hãng cung cấp khác. Dây tín hiệu chất lượng cao được sản xuất với kết cấu dây bạc kết hợp với đồng nguyên chất và tất nhiên toàn bộ dây được bọc lưới chống nhiễu. Sử dụng giắc cắm bọc vàng 6.5mm, Senn luôn đảm bảo cho bạn có được kết nối tốt nhất.



Với hình dưới bạn có thể thấy trong dây chuyền sàn xuất những tai nghe HD800 đả gần hoàn thiện. Với góc nhìn này bạn cũng có thể thấy tai nghe có góc hơi xuyên với trục chính của kết cấu tai.



Tai nghe hoàn thiện sau dây chuyền lắp ráp sẽ được đưa sang kiểm tra chất lượng. Sử dụng mic chất lượng cao, những tai nghe HD800 sẽ qua một loạt các bài kiểm tra khả năng phát để loại bỏ những lỗi sau cùng trên quá trình lắp ráp.



Và cuối cùng là nhửng gì bạn có thể thấy trên sản phẩm mà bạn cầm trên tay. Một quá trình tìm tòi thiết kế cũng như thí nghiệm lâu dài. Một cam kết của Sennheiser luôn mang lại khả năng đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu luôn thay đổi của thị trường tai nghe.



Enjoy.

Bài sừ dụng tư liêu lượm lặt và tham khảo nhiều nơi trên mạng ehehehe.

Con đường phát triển của Senneheiser

Hãng tai nghe nổi tiếng thế giới này được thành lập từ năm 1930, thực sự thành công vào những năm 70, 80 và được biết tới tận ngày nay.

Tháng tư vừa rồi, tổ chức Hiệp hội điện tử tiêu dùng của Mỹ đã vinh danh ngài giáo sư Fritz Sennheiser vào Ngôi nhà những người vĩ đại (Consumer Electronics Hall of Fame). Người đàn ông đã 95 tuổi này đã sáng lập ra tên thương hiệu lẫy lừng Sennheiser Electronic.


Chân dung người sáng lập ra Sennheiser, ông Fritz Sennheiser.


Vào đầu thập niên 1930 chàng thanh niên trẻ Fritz Sennheiser từ bỏ hoài bão ban đầu của mình từ người làm vườn chuyên nghiệp để trở thành kỹ sư điện tử tại học viện kỹ thuật Heinrich-Hertz, Berlin (Đức). Trong bối cảnh kinh tế nước Đức trì trệ sau trong thế chiến thứ hai không có cơ hội cho những người như ông nghiên cứu và làm việc trong lĩnh vực truyền dẫn thông tin mã hoá nên ông đã quyết định thành lập doanh nghiệp có tên gọi: Phòng thí nghiệm Wennebostel (Labor W). Khi đó hãng Siemens đã mua toàn bộ sản phẩm đo đạc của Labor W, kèm theo đó đặt hàng sản xuất riêng sản phẩm micro MD1, một bước tiến trong làng sản xuất micro.

Những năm 50, khi thị trường đã biết đến Labor W qua sản phẩm Micro MD2 & MD1, thì công ty này mới nổi lên như nhà sản xuất thiết bị phòng thu có uy tín, đại diện cho nước Đức. Năm 1950, Labor W sản xuất "micro vô hình" MD 3 ("invisible" micro), sản phẩm có phần đầu nhỏ nhắn khác hẳn thế hệ trước đây khi nó không che hết mặt người biểu diễn.

Tuy nhiên, sản phẩm nổi bật nhất phải kể đến micro chuyên nghiệp dành cho phóng viên MD 21. Nó lần đầu tiên xuất hiện năm 1954 có độ bền, chất lượng ghi âm trung thực. Sản phẩm này không những bán chạy nhất (best seller) mà còn được các đài truyền hình, truyền thanh ưa chuộng sử dụng trong khoảng thời gian dài về sau.

Công nghệ truyền thông phát triển mạnh mẽ kéo theo sự mở rộng của Labor W, doanh thu tăng từ nửa triệu mark Đức lên 10 triệu mark, nhân công từ 67 người lên 695 người. Năm 1858, Labor W đồng thời đổi tên thành Sennheiser Electronic, thương hiệu nổi tiếng dùng cho đến ngày nay.



Chiếc tai nghe huyền thoại Sennheiser HD 414.

Sang thập niên 60, Sennheiser nghiên cứu phát triển sản phẩm được mệnh danh là "tai nghe mở" ("open" headphone) mà các sản phẩm trước đó không thể so sánh nổi: HD 414. Kết cấu cực nhẹ, màng ốp sát tai bằng mút mỏng êm ái thay vì sử dụng màng giấy nên cách âm cực tốt, HD 414 sinh thành từ các nghiên cứu cũng như kinh nghiệm lâu năm của hãng. Đó là lý do tại sao Sennheiser cho suất xưởng đến 10 triệu sản phẩm HD 414, bán chạy nhất mọi thời đại.

Micro phòng thu MD 421 sánh ngang người anh em HD 414 cũng thành công không kém. MD 421 thuộc loại micro thu âm bắt âm thanh hướng sóng siêu tim (super-cardioid), nó thu âm thanh phát ngang sang hai bên 900 và một ít lan toả sau lưng người hát. Fritz Sennheiser tạo cơ chế cho các kỹ sư tự do sáng tạo (freedom to play) đi ngược lại yêu cầu từ đội ngũ bán hàng thủ cựu yêu cầu ông tập trung nhiều hơn vào công việc kinh doanh. Ông dành đến 11% tổng doanh thu cho việc nghiên cứu tối ưu hoá sản phẩm tạo bước đà cạnh tranh, nhảy vọt mạnh mẽ trong thị trường đồ điện tử đang nở rộ.

Những năm sau này, khi các nhà sản xuất Nhật Bản nổi lên mạnh mẽ cùng với các sản phẩm giá rẻ, công ty Sennheiser quyết định định hướng phát triển tập trung vào sản phẩm chất lượng cao hướng tới đối tượng khách hàng chuyên nghiệp. Điều này đồng nghĩa với lợi nhuận thu về sẽ lớn hơn so với hàng hoá tiêu dung phổ thông.


Chiếc HD 424 thành công của những năm 1976 - 1979


Cuối những năm 70, hệ thống phân phối của Sennheiser đã bao phủ toàn châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ. Người ta còn ghi nhận rằng lãnh đạo Liên Xô thời kỳ chiến tranh lạnh cũng sử dụng micro Sennheiser để phát biểu.
Năm 1982 đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử công ty, Fritz Sennheiser chuyển giao quản lý cho con trai Jörg Sennheiser, người quyết định mở hướng phát triển trên cả 2 lĩnh vực: thiết bị điện tử thị trường bình dân và chuyên nghiệp.


Fritz Sennheiser và con trai Jorg Sennheiser hiện tại là CEO của hãng

Sản phẩm nổi bật trong thập niên này là hệ thống tai nghe, micro sử dụng công nghệ không dây bằng sóng hồng ngoại sử dụng trong các đài truyền hình lớn nhất của nước Đức hay các buổi biểu diễn ngoài trời. Headphone của Sennheiser có công nghệ triệt tiêu tiếng ồn danh tiếng "NoiseGuard" được hãng hàng không Lufthansa trang bị cho các phi công của hãng.

Micro tham chiếu MKH 816 đoạt giải thưởng "Scientific and Engineering Award” trao bởi Viện khoa học về Hình ảnh động của Mỹ , giải thưởng ví như giải Oscar trong lĩnh vực này.




Chiếc HD650 thành công của năm 2000.


Năm 1992, Sennheiser mua lại nhà sản xuất micro cao cấp Georg Neumann GmbH (thành lập năm 1928). Năm 2000, Sennheiser giới thiệu kỹ thuật âm thanh chùm “Audio Beam” ứng dụng rộng rãi trong các sản phẩm hãng trong hệ thống âm thanh công viên, triển lãm, trong PC…

Công nghệ Audio Beam dựa theo nguyên lý xử lý âm thanh tập trung sóng âm thanh tương tự như nguyên lý hội tụ chùm ánh sáng. Ví dụ trong một khu vực triển lãm, khác với hệ thống trang âm thông thường phát ra âm thanh lan toả mọi vị trí, Audio Beam tạo ra vùng âm thanh hướng tới và nằm ngay trước mặt người đang đứng nghe mà thôi.

Sennheiser cũng mở rộng các công ty con đa quốc gia như tại Pháp, Anh, Bỉ, Hà Lan, Singapore, Mỹ, Canada, Mexico đồng thời liên doanh với công ty Danish William Demant Holding A/S Đan Mạch vào năm 2003 tạo thành thế lực hùng mạnh.

Sau thời gian này hãng vẫn luôn là biểu tượng của sự thành công trong ngành công nghiệp thiết bị âm thanh đầy tính cạnh tranh và mở rộng cả về tầm vóc, đa dạng hoá lẫn tăng cường chất lượng sản phẩm. Cam kết đúng phương châm phát triển mạnh mẽ của chất lượng và sự tin tưởng.

E-Q7, tai nghe mới của Ortofon



Ortofon (Đan Mạch) là hãng sản xuất thiết bị âm thanh lâu đời của Đan Mạch. Có lịch sử phát triển lâu đời từ năm 1918, hãng chuyên sản xuất kim đĩa than dành cho các dàn turnable chiến của các anh chị hi-end. Thành công thì không giám nói nhưng một model kim đĩa than của hãng được làm ra từ những năm 45 đến nay vẫn được sản xuất vì nhu cầu vẫn còn. Điều này không phải quá khi bạn thấy được các mẫu thiết kế của hãng, thật sự bạn muốn gắn nó ngay vào máy mà thưởng thức. Ngoài sản xuất hàng loạt đầu kim phát đĩa than hãng cũng tham gia thị trường sản xuất dây tín hiệu âm thanh, tín hiệu truyền hình, một chút dây truyền điện (gọi nôm na là dây điện)... và gần đây là tai nghe.



Đấy là chuyện đầu vào, còn hiện tại, hãng lại vừa giới thiệu tai nghe canal với mã hiệu E-Q7. Được bọc toàn thân bằng nhôm tiện, tai nghe dùng driver dynamic có hiệu xuất cao được thiết kế chính xác. Với driver này tai nghe có khả năng phát trên giải tần 10Hz-20KHz với độ nhạy khá lớn là 127dB với công suất đỉnh là 20mW. Mới bước vào làng sản xuất tai nghe, Ortofon cũng khá thông minh khi chọn lựa chỉ số kỹ thuật của tai nghe này thật sự rất tốt.



Tai nghe sử dụng dây dẫn bạc pha đồng 4N. Giúp cho tính hiệu được sạch sẽ hơn khi đưa đến tai nghe. Việc chọn lựa vò tai nghe bằng nhôm tiện toàn khối cũng giúp cho tai nghe có một cấu trúc vững chắc và loại bỏ những rung động không đáng có trong kết cấu tai nghe.



Tai nghe được công bố sẽ bán ra cho thị trường Nhật bản vào tháng 7 với giá tham khảo là 29.400 yên. Bạn có 3 màu lựa chọn là Trắng, Đen và Đỏ. Ngoài bản thân tai nghe, bạn cũng có bộ 3 nút tai silicon củng một hộp đựng tai nghe được làm bằng da may tay. Tất nhiên với một hãng có bề dày kinh nghiệm thì việc thêm vào trong hộp sản phẩm một bộ làm sạch tai nghe là điều không thể quên. Chúc bạn thưởng thực âm nhạc riêng với phong cách Châu Âu.



Thông tin thêm xem tại Ortofon Đan Mạch

Máy bay phản lực IMX-1





Được thiết kế và phát triển bởi hãng chuyên sản xuất đồ âm thanh cho kỹ sư âm thanh, nhạc công và DJ, tai nghe canal mới của Vestax cũng nhắm lấy lượng khách hàng DJ của mình khi chọn phong cách độc đáo trong hình thức, cách sử dụng và ngay cả tên tai nghe.

Với tên cha đặt là IMX-1 tai nghe còn được hàng xóm gọi là JET, giống như đồng chí Dr.Dre đặt cho cái tai nghe canal của mình là Turbine. Tại sao Vestax lại gọi tai nghe với tên này, xin hãy xem qua hình minh hoạ bên dưới.



Được thiết kế với đường kính loa trong 11mm và loa được chuyển động đôi chút trong lòng bản thân vỏ tai nghe. Phần bass dư lại của chuyển động của tai nghe được di chuyển có chủ đích trong phần đuôi của hộp tai nghe trước khi được thoát ra ngoài theo các lỗ đục sẵn.



Bản thân người dùng có thể thay thế cấu trúc thoát âm của tai nghe bằng cách vặn vỏ chụp ngoài tại phần đuôi tai nghe. Điều này giúp cho âm của tai nghe được kín và chắc chắc hơn. Tai nghe được chuyển từ tai nghe semi open thành close.



Tai nghe có tần số đáp ứng trong khoảng từ 20Hz - 20KHz, độ nhạy 104dB/mW. Trở kháng được lựa chọn khá nhỏ chí có 16ohms.



Do tính chất DJ trong máu, tai nghe tuy nhỏ nhưng cũng được thiết kế bằng dây xoắn dài 75cm có thể giãn ra theo yêu cầu người nghe. Tuy chỉ có trọng lượng 22g nhưng điều mà tôi nghĩ tới đây là trọng lượng dây có quá nặng để lôi luôn chiếc tai nghe này ra ngoài?



Giá tham khảo 9,765 yên.

Thông tin thêm xem tại Vestax Japan

Nếu bạn còn đang phân vân Vestax là hãng quái nào thì cứ xem nó như một trong những hãng hiếm hoi sản xuất dàn phát đĩa than thu thẳng thành dữ liệu số cho máy tính.

Mini-Review: Kings of Earbuds

Tình hình rất là tình hình.

Do đang sống kiếp du mục, rong ruổi nên không có cơ hội đụng tới mấy em fullsized được nên dạo này nghe earbuds tích cực và triệt để. Sẵn tiện dạo trước có nhắc tới 2 em Sony MDR-E888 với MDR-E484, hôm nay làm luôn 1 cái mini-review ngắn gọn về 3 em earbud được xem là best cả trong quá khứ và hiện tại: Sony MDR-E888, Sony MDR-E484 và Yuin PK1.

Em PK1 bữa trước có review khá kỹ trong cái topic trước nên trong đây chỉ tập trung xoay quanh 2 em 888 với 484 thôi.

Trước tiên, về tuổi đời, cả 2 em Sony đều đáng tuổi ông nội so với em Yuin. Em 484 ra đời cách đây >20 năm, không biết rõ chính xác là bao nhiêu năm, nhưng chắc còn già hơn cả em R10. Cũng do xưa quá nên Google tìm cái specs cũng chả ra được tí nào. Em này có 2 cái variant, 1 cái all-black, 1 cái màu gold. Của em xui xẻo mua nhằm con màu gold. Em E484 bị discontinued đầu những năm 90 nên bây giờ thuộc hàng "động vật quý hiếm", từ lúc lên HF tới giờ hình như chưa thấy ai ráo bán. Về phần em 888, again, vẫn không biết tuổi em nó nhiêu nhưng chắc chắn không dưới 15 tuổi. Em này thì specs được 1 tẹo là 16ohm, 106db, driver 16mm. Về variant, em này "hình như" có 2 cái là 888SP (dây ngắn) và 888SP (dây dài). Again, xui xẻo dính con SP dây ngắn ngủn, phải bỏ 7xu mua cọng nối dài.

Ý kiến chung của dân HF thì con 484 là cái earbud hay nhất mà Sony từng làm, hơn em 888 1 bậc. Nói vậy thoi nhưng vẫn không tin, thế là lại bỏ công đi lùng sục sạo 2 em này, hên sao là tìm được.

Về phần build quality, cả 3 em đều đạt chuẩn "bình dân học vụ", không có gì gọi là đặc sắc, thậm chí không nói là "bèo nhèo".


Trái sang phải: E484 - 888 - PK1

Em PK1 thì đó giờ vốn đã vậy, design tối đơn giản, không biết tìm chỗ nào để mà bàn.

Về phần 2 em Sony, em 888 design màu mè hơn. Housing làm bằng nhôm hay gì mà bóng lộn, bling-bling, thân dài hơn 2 em kia.



Em 484 thì design khá nhất trong đám, nhỏ gọn mà nhìn hi-tech dù lúc em nó ra đời hem bít có khái niệm hi-tech hay chưa. Một điều đáng nói mà rất ít người biết, em 484 được design bở chú Akira Yamazaki. Nghe giống xe Suzuki quá nhể? Chú này là designer của em Sony PFR-V1. Trước đây chú này lo mảng earbud của Sony nhưng gần đây đã được điều động qua phần speaker nên tiện tay làm luôn em V1.



Về phần cable, đỡ nhất trong đám là em PK1, dây tuy cùi hủi nhưng vẫn cứng cáp hơn 2 em Sony. Thật tình không hiểu lúc anh Sony làm thì đang nghĩ gì mà design sợi dây không thể nào mỏng, mềm hơn nữa, có cảm giác chỉ cần vô tình giựt 1 phát là em nó thành thái giám ngay. Thêm 1 điều nữa 2 em này dây kiểu bên ngắn, bên dài, cái này thì chúa ghét.

Jack 3 em đều mạ vàng, riêng em 484 thì dạng screw-on. Nhìn hình thì thấy rõ, vàng Sony hơn vàng Yuin.


Trái sang phải: 484 - 888 - PK1

Về phần comfort, nhìn chung 3 em đều rất thoải mái, không có cảm giác đang đeo trên tai. Tuy nhiêu, nếu đánh giá khắc khe hơn thì thì thứ tự từ thấp tới bé như sau: 888 < PK1 < E484. Lý do là housing em 888 to quá, y như mấy em Yuin OK, đeo nhiều lúc lại cấn và rất dễ tuột ra ngoài. Em PK1 cũng chung bệnh tuột nhưng đỡ hơn. Riêng em 484 thì perfect, nhỏ gọn vừa tai, đeo vào là dính như keo dính chuột.

Tiếp theo về phần sound-quality, do đơn thuần là test dựa trên tính portable nên DAP là Sansa Clip, nhạc toàn .. Chinese, chất lượng 128kbps, lộn, sin lỗi, FLAC.

Trước tiên về bass. 3 em phân thứ bậc khá rõ ràng. Từ thấp tới cao, thứ hạng như 888 < PK1 < 484. Tiếng em 888 với 484 khá trái ngược. Em 888 thuộc dạng bass-light, bass mỏng, đánh ra tiếng nhưng không không deep + impact. Trong khi đó, tiếng em 484 cứ như dàn loa hi-fi, bass dầy dặn, chắc nịch, trầm hùng, đánh có impact nhưng không bloat. Em PK1 thì nằm giữa 2 em này, không ít mà cũng không nhiều, vừa đủ ăn.

Về treble, em PK1 nhỉnh hơn 2 em Sony 1 tí. Treble em PK1 sắc bén, gọn gẽ, chi tiết hơn em 888 ở vài chỗ, hơn em 484 ở ... nhiều chỗ. Treble em 484 hơi đục, phần do bass hơi dầy của em này. Em 888 tiếng treble cân đối, dễ chịu nhưng vẫn thiếu độ sparkling như em PK1. Treble 3 em đều không chói tai khi nghe lâu.

Về mid, cái này rất khó mà xếp hạng được vì 3 em đều diễn đạt tiếng mid rất khá, ngọt ngào, đặc biệt là vocal. Nhưng nhìn chung, em 484 cho tiếng ngọt nhất, thiên về nịnh tai, colored đôi chỗ. 2 em 888 với PK1 gần như đồng cân đồng lạng. Nhưng nếu phải chọn 1 em để nghe nhạc Chinese (nhiều nhạc cụ, thiên về vocal) thì sẽ lấy em PK1, chắc do đồ China nghe nhạc Chinese hợp hơn (!!!). Mid em PK1 focus hơn em 888 1 tí, đặc biệt là vocal nữ, đôi chỗ em 888 hơi lỏng lẻo. Cả 2 em nhìn chung mid không colored như em 484.

Về soundstage, em 484 không có đối thủ. Có thể nói đây là em earbud có sounstage tốt nhất từng được nghe. Soundstage đầy tính 3D, rộng mà đặc biệt cái là có chiều dầy. Trong khi 2 em PK1 với 888 đều khá mạnh ở soundstage nhưng cả 2 đều không thể hiện được chiều sâu, dày dặn của music. Nếu như khi nghe em 484, soundstage là 1 cái hộp hình chữ nhật, với cả 3 chiều dài, rộng và cao, thì với 2 em PK1 và 888 thì sounstage gần như là 1 mặt phẳng, chỉ có chiều rộng và chiều dài mà không có chiều cao. Do tiếng sâu nên tiếng bass em 484 rất ấn tượng, mạnh mẽ, hùng hồn, đầy tính hifi.

Về speed, nhanh nhất là em PK1, 2 em Sony nhìn chung đều khá chậm chạc, lề mề, nghe nhiều khi hơn .. buồn ngủ. EM 484 nhỉnh hơn em 888 1 tí ở điểm này.

Trên đây là em vừa mini-review 3 em earbud được cho là tốt nhất hiện nay, dù 2 em đã từ trần. Về phần 2 em Sony, nếu phải chỉ ra tiếng nó giống con IEM nào thì em 888 sẽ giống em Ety ER4, nhưng mid ngọt ngào hơn chứ không khô khan như em Ety, trong khi đó thì em E484 rất giống em Shure SE530, bass, mid tuyệt vời nhưng treble bị roll-off. Em PK1 thì bà con nghe mòn tai gòi nên ... tự biết đi (!).

Xin hết ạ.

MR>JAY from Headphone.com.vn